Giải pháp sàn công nghiệp

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG & TMT HOÀNG VIỆT

NHÀ THẦU THI CÔNG GIẢI PHÁP VỀ SÀN CÔNG NGHIỆP

0932 388 038

Vietnamese English

Tin tức & sự kiện

Giải pháp sàn công nghiệp

Tổng hợp giải pháp về sàn công nghiệp, sàn cứng bao gồm: cách chọn loại sàn phù hợp với mục đích sử dụng, cùng phương pháp thi công, cách bảo trì – sửa chữa, hướng dẫn chăm sóc vệ sinh định kỳ, những điều cần chú ý,…

Các giải pháp sàn công nghiệp hàng đầu như: sàn bê tông, sàn nhựa tổng hợp (Epoxy, Polyurethane – PU), sàn ốp lát chịu lực,… Chi tiết và đầy đủ tại nội dung bài viết dưới.

1. Tại Sao Cần Sử Dụng Sàn Công Nghiệp? 

Những tính năng và giá trị riêng của sàn công nghiệp mang lại cho người sử dụng chúng.

1.1. Khái niệm sàn công nghiệp

Thuật ngữ sàn công nghiệp chỉ sàn bê tông liền khối được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp; sàn bê tông công nghiệp truyền thống cung cấp một số tính năng như độ bền và khả năng chống mài mòn, giao thông và tải trọng nặng, nhưng vẻ thẩm mỹ của nó không hấp dẫn.

1.2. Những tính năng

Chống chịu các tác động vật lý
– Mài mòn bởi việc di chuyển đồ dùng, thiết bị
– Rung lắc do máy móc hoạt động
– Tải trọng lớn của các phương tiện trong nhà xưởng
– Chống tĩnh điện

Chống chịu các tác động hóa học
– Ảnh hưởng bởi hóa chất (gồm các chất axit, bazơ, dung môi,…)
– Dầu mỡ máy móc
– Chất tẩy rửa, vệ sinh

Khả năng chịu nhiệt tốt
– Nhiệt độ cao trong các nhà máy sản xuất, luyện kim
– Nhiệt độ lạnh của các kho đông lạnh, nhà chứa

Tính an toàn
– Chống trơn trượt
– Khả năng chịu nhiệt, chống cháy
– Không sinh ra các hóa chất độc hại khi sử dụng (non-VOC)

Tính thẩm mỹ cao
– Độ bằng phẳng
– Kết cấu tổng thể liền mạch
– Những thiết kế, cùng màu sắc đa dạng

Khả năng bảo trì bảo dưỡng
– Dễ dàng vệ sinh
– Kháng khuẩn, chống nấm mốc
– Thi công nhanh chóng và dễ dàng bảo trì – sửa chữa

Tùy vào từng lĩnh vực làm việc của mỗi ngành nghề mà sẽ có những yêu cầu kỹ thuật riêng đối vời từng loại sàn, nhưng nhìn chung mục đính của sàn công nghiệp là để khắc phục các nhược điểm của sàn bê tông với các tính năng như

2. Kết Cấu Của Sàn Công Nghiệp

Đặc điểm thiết kế của sàn công nghiệp, phù hợp với những yêu cầu kỹ thuật và đáp ứng các tính năng cần thiết

Tùy vào mục đính sử dụng mà hệ thống sàn công nghiệp được chia làm nhiều loại khác nhau (tìm hiểu chi tiết tại phần sau) để phù hợp nhất với nhu cầu của từng khách hàng. Về cơ bản kết cấu sàn công nghiệp được chia làm ba phần chính, mỗi phần sẽ có những chức năng riêng hợp nhất với nhau để tạo nên tổng thể hệ thống sàn công nghiệp hoàn thiện.

2.1. Lớp nền cơ sở

Là lớp nền dưới cùng của một hệ thống sàn. Là nền móng cho việc thi công thiết kế các loại sàn khác nhau. Việc chúng ta chuẩn bị một mặt nền tốt, chính à yếu tố thiết yêu để tạo ra được một hệ thống sàn chất lượng và có độ bền lâu dài.

2.2. Lớp sơn lót

Mục đính chính của phần này chính là lớp kết nối giữa mặt nền và lớp phủ, tạo liên kết bền vững giữa hai thành phần này. Ngoài ra, tại lớp này cũng chính là nơi thực hiện việc kiểm soát độ ẩm, và chống thấm cho hệ thống sàn công nghiệp.

2.3. Lớp phủ hoàn thiện

Đây là lớp hoàn thiện trên bề mặt, trực tiếp chịu những tác động từ môi trường làm việc. Do đó để đáp ứng những yêu cầu về sàn mà nó có thể được cấu tạo từ các chất khác nhau: Epoxy, PU, PU – Xi măng, bê tông,… 

3. Sàn Công Nghiệp Được Áp Dụng Tại Đâu?

Sàn công nghiệp đang là giải pháp hàng đầu bởi những ưu điểm vượt trội, được sử dụng gần như tại mọi môi trường làm việc khác nhau như:

  • Nhà xưởng thực phẩm và đồ uống
  • Nhà máy thiết bị điện tử, tĩnh điện
  • Nhà để xe, nhà ga, bên tàu
  • Trường học, bệnh viện, văn phòng làm việc
  • Nhà kho, khu vận chuyển
  • Trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ

4. Những loại sàn công nghiệp

4.1. Sàn epoxy

Định nghĩa đơn giản nhất về sàn epoxy gợi ý một bề mặt sàn bao gồm nhiều lớp epoxy được phủ lên sàn có độ dày ít nhất là 2mm. Thường sẽ có sự tưởng đồng giữa sàn epoxy và lớp phủ sàn epoxy. Sự khác biệt giữa hai loại này nằm ở độ dày của lớp epoxy. Như đã nêu, sàn epoxy được phân loại là lớp phủ epoxy dày ít nhất 2mm. Bất kỳ sàn epoxy nào dày dưới 2mm thường được gọi là lớp phủ sàn epoxy.

Epoxy là vật liệu polyme một dòng vật liệu được cấu thành bởi hai thành phần:

  • Nhựa epoxy, chất tạo màu, dung môi và một số chất phụ gia khác
  • Chất đóng rắn giúp liên kết các phân tử epoxy lại với nhau.

Epoxy ban đầu tồn tại ở dạng lỏng và được chuyển thành polyme rắn bằng phản ứng hóa học. Polyme gốc epoxy rất bền về mặt cơ học, có khả năng chống lại sự ăn mòn hóa học khi ở dạng rắn ( sàn khi hoàn thiện ) và có tính kết dính cao trong quá trình chuyển hóa từ lỏng sang rắn ( khi thi công sàn ). Có rất nhiều loại hóa chất epoxy cơ bản mà từ đó có thể tùy biến tạo ra một hệ thống epoxy với những đặc tính riêng biệt như: sàn tĩnh điện, sàn kháng khuẩn, chịu nhiệt hoặc chịu tác động và chống mài mòn,… tùy vào mục đích mà người sử dụng muốn hướng tới.

4.2. Sàn Polyurethane (Sàn PU)

Sơn PU tiếng Anh có nghĩa là Polyurethane, một loại polymer có khá nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Với khả năng tạo độ phẳng cho bề mặt với độ dày tùy ý theo người thực hiện (thông thường từ 3mm – 6mm) phát huy được tối đa công năng mà dòng sơn này đem đến cho các nhà xưởng cùng độ thẩm mỹ cao nhất.

Sàn PU có cấu tạo gồm 3 thành phần chính là lớp lót, lớp màu và lớp bóng. Trong đó:

  • Lớp sơn lót: có công dụng làm phẳng bề mặt sàn, che đi các khuyết điểm tạo màu sàn đẹp.
  • Lớp màu: tạo màu sắc cho sàn nhà (tùy vào nhu cầu và thị hiếu của người dùng)
  • Lớp bóng: tạo độ sáng bóng cho bề mặt sàn.

4.3. Sàn PU Bê tông

Sàn PU bê tông còn được biết đến là một trong những loại sàn công nghiệp thi công tại chỗ cứng nhất khi so sánh với sàn Epoxy hoặc sàn Polyurethane thông thường. Sàn PU bê tông của thường bao gồm vật liệu nhựa kết hợp với chất độn, bao gồm nhựa thông, chất làm cứng, chất độn và màu. Hỗn hợp này được trộn tại chỗ với máy khuấy tốc độ cao và được thi công nhanh do vật liệu chóng khô. 

Không giống như Epoxy hoặc Polyurethane, sơn PU bê tông được thi công với độ dày bề mặt cao hơn, thường từ 3mm đến 12mm tùy thuộc vào hệ số chịu tải và mức độ cần kháng hóa chất của công trình.

PU – Bê tông rất cứng và bền vì các đặc tính của nhựa hoặc nhựa tổng hợp kết hợp với các đặc tính của bê tông.

Những ưu điểm nổi bật của sàn PU Bê tông (bê tông Polyurethane) dưới đây khiến chúng trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho các giải pháp sàn công nghiệp, áp dụng rộng rãi tới các khu thương mại, tầng hầm và bãi đậu xe:

  • Thời gian thi công ngắn nên lý tưởng cho việc sửa chữa và thi công mở rộng.
  • Kháng hóa chất nên phù hợp để sử dụng trong các phòng thí nghiệm, thực hành và nhà máy chế biến.
  • Bê tông PU chống chịu va đập, chịu lực và chống trầy xước, mài mòn với cường độ cao.
  • Có thể được sử dụng trong nhiều cơ sở doanh nghiệp do khả năng chịu nhiệt độ từ -40 °C đến 130 °C.
  • Dễ dàng làm sạch và khử trùng.
  • Chống trơn trượt
  • Không gây mùi và không có VOC.

4.4. Sàn bê tông

Sàn bê tông hoàn toàn có thể tùy chỉnh và cung cấp một sự thay thế tuyệt vời cho các loại sàn truyền thống như vải sơn, thảm, gỗ, ngói, đá hoặc đá cẩm thạch. Lựa chọn màu sắc, kết cấu, hoa văn và các tùy chọn hoàn thiện kết hợp với nhau để tạo ra khả năng thiết kế không giới hạn. Thêm vào đó, bê tông rất bền, tuổi thọ lâu và dễ bảo trì.

Thuật ngữ sàn công nghiệp chỉ sàn bê tông liền khối được sử dụng trong lĩnh vực công nghiệp; Sàn bê tông truyền thống cũng cung cấp một số khả năng như độ bền và khả năng chống mài mòn, lượng lưu thông đông và tải trọng nặng, nhưng vẻ thẩm mỹ của nó không hấp dẫn cùng các đặc điểm không được đảm bảo ở mức cao nhất. Tại Việt Nam hiện nay, các khu công nghiệp trở nên phổ biến thì ngành thi công sàn công nghiệp cũng vậy. Sự khác biệt chính giữa sàn bê tông thường và sàn bê tông công nghiệp đến ứng dụng và tính năng kỹ thuật của chúng.

Trên thực tế, sàn bê tông hiệu ứng công nghiệp có độ dày thấp và khả năng thích ứng cao do đó có thể phủ bất kỳ loại bề mặt nào.

Với việc thi công dễ dàng và có thể áp dụng kết hợp với các nguyên vật liệu khác nên sàn bê tông được phân thành rất nhiều loại khác nhau, có thể liệt kê theo điểm chung của từng nhóm loại sàn lớn như:

  • Phân loại sàn theo cấu trúc
  • Phân loại theo thành phần cấu tạo
  • Sàn bê tông đánh bóng
  • Sàn bê tông nhuộm màu
  • Sàn bê tông nghệ thuật

Mỗi loại sẽ có những đặc điểm riêng và được ứng dụng trong các kết cấu, hạng mục công trình khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng của chủ đầu tư mà cần đưa ra lựa chọn thi công loại sàn phù hợp.

5. Phương pháp thi công sàn công nghiệp

Thi công sàn công nghiệp không giống như việc thi công sàn gạch men thông thường chúng ta thực hiện tại các hộ gia đình. Công việc này đòi hỏi những kỹ thuật và kiến thức chuyên môn về các hóa chất thành phần để thi công đạt yêu cầu riêng biệt của từng lĩnh vực công nghiệp.

Giải pháp cho việc thi công sàn công nghiệp ở đây là nên sử dụng dịch vụ thi công từ những nhà thầu chuyên nghiệp để thực hiện, đảm bảo mức độ hoàn thiện cao, thời gian thi công nhanh chóng.

5.1. Hướng dẫn thi công sàn Epoxy

Sơn Epoxy là loại vật liệu có khả năng tùy biến rất lớn về thành phần. Tùy và mục đích sử dụng cho các dự án công nghiệp khác nhau mà người thi công có thể tùy chỉnh các nguyên liệu thành phần để đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật.

Tùy thành phần có thể khác nhau. Nhưng, việc thi công sàn Epoxy được chia thành các bước chính dưới đây:

  1. Che bạt, chuẩn bị mặt bằng: Đảm bảo cách ly khu vực thi công, tạo khoảng không để quá trình thi công diễn ra liền mạch.
  2. Xử lý bề mặt nền bê tông: Khử ẩm, tạo nhám bề mặt và vệ sinh nền cơ sở. Đây là bước quan trọng, quyết định tới chất lượng sàn Epoxy và độ bền, tuổi thọ của nó.
  3. Thi công lớp sơn lót: Sơn lớp tăng độ liên kết giữa mặt sàn bê tông cơ sở với mặt sơn Epoxy hoàn thiện, tăng khả năng chống thấm.
  4. Thi công lớp sơn phủ Epoxy: Thực hiện sơn lớp Epoxy hoàn thiện lên bề mặt sàn đã được chuẩn bị trước đó.
  5. Nghiệm thu và bàn giao công trình: Đánh giá hệ thống sàn vừa thi công và bàn giao lại cho chủ dự án.

Với yêu cầu kỹ thuật mà việc thi công lớp sơn phủ Epoxy có thể được thực hiện với hai phương pháp:

  • Thi công sơn Epoxy hệ lăn
  • Thi công sơn Epoxy tự san phẳng

Lưu ý: Cần đặc biệt chú trọng tới độ ẩm không khí và độ ẩm trong sàn nhà khi thi công sàn Epoxy, chúng có thể tác động lớn đến chất lượng của sàn sau khi hoàn thiện.

5.2. Hướng dẫn thi công sàn Polyurethane

Vật liệu sơn Polyurethane (sơn PU) khá tương đồng với sơn Epoxy, thực tế vẫn có nhiều người bị nhầm lẫn và không thể phân biệt sàn được thi công bởi hai loại vậy liệu này.

Với cách thi công cũng vậy, đều là vật liệu nhựa tổng hợp kết hợp với các phụ gia. Cách thi công được chia làm hai phương pháp là: sử dụng lăn sơn hoặc tự san phẳng.

Chi tiết các bước thi công chia làm các bước chính như:

  1. Phân tích yêu cầu từ chủ đầu tư: Đánh giá những yêu cầu về kỹ thuật, chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ thi công
  2. Kiểm tra nguyên vật liệu và không gian thi công: Kiểm tra thiết bị và trộn vật liệu, kiểm tra độ ẩm trong không gian thi công
  3. Chuẩn bị bề mặt sàn thi công: Mài sàn, chà sàn bê tông cơ sở để tạo nhám, tăng khả năng liên kết giữa các thành phần. Sử lý những vết nứt và vũng ẩm, thấm dung môi
  4. Thi công lớp sơn lót: Sơn lớp sơn lót khắc phục các khuyết điểm, tăng tính liên kết của lớp sơn hoàn thiện
  5. Thi công lớp sơn phủ hoàn thiện: Thi công sơn phủ với các phương pháp lăn sơn hoặc tự san phẳng
  6. Đánh giá và nhiệm thu công trình: Kiểm tra sàn hoàn thiện với yêu cầu ban đầu, bàn giao lại công trình.

5.3. Phương pháp thi công sàn PU Bê tông (bê tông Polyurethane)

Việc thi công sàn PU bê tông yêu cầu đòi hỏi cao về độ chính xác của thành phần cốt liệu, nguyên vật liệu được trộn đều và thi công ngay sau đó. Với phụ gia bê tông cùng nhựa tổng hợp khiến vật liêu nhanh chóng đóng rắn hơn so với bê tông thông thường hay với sàn Epoxy.

Thi công sàn PU bê tông tương tự như việc lăn sơn hoặc đổ sàn tự san phẳng đã nêu ở trên.

  1. Nguyên vật liệu sau khi được trộn đều sẽ được đổ ra khu vực sàn đã chuẩn bị trước đó.
  2. Sử dụng bàn xoa để trải đều vật liệu, tạo độ mịn và độ dày đồng đều trên khu vực sàn thi công.
  3. Chờ từ 24 – 48h để khô bề mặt. Tùy từng môi trường và độ dày thi công mà sàn cần thời gian khô cứng khác nhau.
  4. Đánh giá và nhiệm thu công trình.

6. Cách bảo trì và sử dụng sàn công nghiệp

Giải pháp cho việc bảo trì và sử dụng sàn công nghiệp. Với đặc thù môi trường tại các nhà xưởng và bãi xe, khi mà lưu lượng phương tiện di chuyển qua lại cùng tác động của hóa chất,… khiến hệ thống sàn công nghiệp luôn phải chịu rất nhiều yếu tố gây hại.

Tuy có độ bền và khả năng chịu lực tốt nhưng theo thời gian, lớp phủ bề mặt sàn sẽ bị ăn mòn và hư hại dần. Ảnh hưởng tới khả năng chống thấm và chịu lực của hệ thống sàn, điều này cần được khắc phục kịp thời bởi kéo dài sẽ tác động tới lớp nền và làm hỏng toàn bộ mặt sàn.

7. Hướng dẫn vệ sinh sàn công nghiệp hiệu quả

Với những giải pháp sàn công nghiệp không thể thiếu quy trình vệ sinh. Việc duy trì một hệ thống sàn công nghiệp rộng hàng ngàn mét vuông không hề đơn giản, cần có những phương pháp tối ưu được thời gian và công sức bỏ ra. Cùng đó là với mỗi loại sàn đặc thù sẽ cần có những phương pháp riêng, đi cùng với các hóa chất chuyên dụng. Tránh sử dụng các chất tẩy rửa đa năng nếu không muốn mặt sàn của bạn bị ăn mòn và ố màu.

7.1. Cách vệ sinh và bảo dưỡng sàn Epoxy

7.1.1. Vệ sinh sâu định kỳ

Ngoài việc tổng vệ sinh, bạn có thể giữ cho sàn epoxy của mình ở trạng thái sạch đều, tránh ố màu bằng cách làm sạch sâu khoảng vài tháng một lần. Để làm việc này, bạn có thể cần di chuyển đồ dùng, công cụ hoặc các thiết bị ra khỏi vị trí cũ.

7.1.2. Loại bỏ cặn bẩn lớn dai dẳng

Lau chùi là cách đơn giản để làm sạch các vết bẩn trên mặt sàn epoxy. Tuy nhiên, những cặn bẩn lớn không thể bong ra bằng nước nước thông thường cần được vệ sinh bằng chổi cao su xốp hoặc dụng cụ cạo sơn bằng nhựa. Bạn cũng có thể dùng bàn chải có lông mềm để cạo sạch các điểm có vấn đề. Đối với những người sử dụng chổi cao su khung kim loại, hãy đảm bảo sử dụng chổi có các góc của khung được làm tròn để tránh hư hỏng. Tương tự, cố gắng không sử dụng bất kỳ dụng cụ vệ sinh nào nào có lưỡi kim loại vì chúng có thể làm xước lớp sơn epoxy.

7.1.3. Chuẩn bị dung dịch vệ sinh

Đối với sàn epoxy, bạn có thể sử dụng các sản phẩm tẩy rửa khác nhau. Tuy nhiên, cần tuân thủ các hướng dẫn về vệ sinh công nghiệp để chọn dung dịch tẩy rửa, tại đây chúng tôi khuyến nghị sử dụng hóa chất lau sàn Esocophy cho sàn epoxy. Đối với những vết bẩn nghiêm trọng hơn, chúng tôi khuyên bạn nên pha 3 lít nước nóng với ½ cốc Esocophy, nhưng hãy đảm bảo dung dịch không quá đậm đặc vì nó có thể để lại một lớp màng trên sàn epoxy.

7.1.4. Cách loại bỏ một số vết bẩn trên sàn Epoxy

Vệ sinh keo silicon: pha hóa chất theo tỉ lệ thích hợp. Quét một lớp hóa chất làm mềm vết silicon, Dùng pad trắng chà nhẹ. Vết bẩn sẽ bong ra nhanh chóng. Dùng khăn ẩm lau lại bề nặt khung.

Vệ sinh vết dầu mỡ: Pha hóa chất theo tỉ lệ thích hợp, dùng cọ quét lên khu vực bị dầu mở bám lên, dùng khăn khô lau qua một lượt, sau đó quét thêm một lớp nữa, dùng máy đánh sàn kết hợp với pad trắng, đánh đều toàn bộ bề mặt bị dính dầu mỡ, dùng máy hút nước hút đi phần nước bẩn vừa xử lý

Vệ sinh vết bánh xe nâng: Pha hóa chất theo tỉ lệ thích hợp, thoa đều lên bề mặt sàn bằng cây lau, dùng mấy đánh sàn kết hợp với pad trắng, đánh đều toàn bộ bề mặt, đánh đều tay và chậm rãi, để vết bẩn được bong ra hết, dùng máy hút nước hút đi phần nước bẩn vừa xử lý

7.2. Cách vệ sinh và chăm sóc sàn PU (Polyurethane)

Về cấu trúc sàn PU là một hệ thống sàn liền mạch, không có đường ron hay mối nối. Cùng với đó là bề mặt láng bóng, khiến bụi bẩn không thể bám dính lại, giúp việc vệ sinh rất đơn giản, chỉ cần với một chổi lông mềm hoặc máy hút bụi là có thể vệ sinh sạch sẽ các mảng bụi bặm trên bề mặt.

Đặc tính chống thấm và kháng hóa chất còn giúp bạn lau chùi vết nước và chất bẩn đổ ra sàn. Điều cần lưu ý là bạn nên lau chúng ngay khi chúng vừa xuất hiện, tránh việc chúng bị khô và gây ố màu khu vực nhiễm bẩn.

  • Quét dọn thường xuyên với chổi và máy hút bụi
  • Lau chùi với nước ấm bằng giẻ mềm
  • Vệ sinh ngay các vết bẩn khi chúng mới xuất hiện
  • Tránh sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa mạnh

7.3. Cách vệ sinh sàn PU Bê tông

Giống như các hệ thống sàn sơn phủ nhựa công nghiệp khác, lớp sơn phủ polyurethane bê tông cũng rất dễ dàng để thực hiện vệ sinh, do các đặc tính chống thấm, kháng nước và không bám bụi bẩn.

  • Sử dụng chất tẩy rửa trung tính. Chờ vài 3-5p cho dung dịch có thời gian để làm trôi bụi bẩn và mảnh vụn, nhưng đừng để chúng khô lại.
  • Rửa sạch để giữ cho dung dịch không đọng lại vì theo thời gian nó sẽ tạo ra bề mặt trơn trượt.
  • Tẩy sạch dầu mỡ ngay lập tức bằng dung dịch nước có chất tẩy kiềm.
  • Thường xuyên làm sạch các vị trí có lưu lượng qua lại cao như lối vào và các khu vực dễ bị ô nhiễm bởi hóa chất, vật liệu và vi khuẩn.
  • Sử dụng chổi thay vì chổi lau trên các lớp phủ có kết cấu (chủ yếu là uretan gốc xi măng, mặc dù một số MMA cũng có kết cấu).
  • Làm sạch bằng nước nóng và hơi nước có thể làm nứt, tách lớp và ăn mòn nhựa.

8. Kết luận

Là một khu vực quan trọng nhất đối với mỗi công trình, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và các nhà máy chế biến, khi các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người lao động đều diễn ra tại đây. Chịu nhiều tác động từ yếu tố vật lý: lực mài mòn, rung lắc, tải trọng lớn; yếu tố hóa học: các hóa chất, dung môi; tới các tác nhân sinh học như: vi khuẩn, nấm mốc. Do đó, các giải pháp về sàn công nghiệp ra đời để đáp ứng nhu cầu thi công sàn công nghiệp chất lượng cao, hướng dẫn về cách sử dụng, bảo trì và vệ sinh sàn công nghiệp. Duy trì một hệ thống sàn lâu dài và an toàn cho người lao động.

Hy vọng với những thông tin được đề cập trong bài viết có thể đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin của bạn về các giải pháp sàn công nghiệp mới nhất hiện nay.

Bài viết khác

Hành trình xây dựng hệ sinh thái 3S của Sun Group

Hành trình xây dựng hệ sinh thái 3S của Sun Group

Sau 15 năm, Sun Group đã xây dựng hệ sinh thái vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng và bất động sản cao cấp gắn với du lịch nghỉ dưỡng.

Xem thêm

Arab Saudi xúc tiến xây dựng tòa nhà dài 170 km

Arab Saudi xúc tiến xây dựng tòa nhà dài 170 km

Dự án xây dựng tòa nhà chọc trời dài 170 km có thể chứa vừa dân số của cả thành phố New York trên sa mạc Arab đang được tiến hành với sự tham gia của công ty Anh Atkins.

Xem thêm

Gạch nổi cho phép xây dựng trên mặt nước

Gạch nổi cho phép xây dựng trên mặt nước

Công ty SeaBrick có trụ sở tại Canada đang phát triển những viên gạch từ tảo có thể làm nền móng cho các công trình nổi trên biển.

Xem thêm

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG & TMT HOÀNG VIỆT

 373/54 Lý Thường Kiệt, Phường 8, Quận Tân Bình, TP. HCM

 028 6286 5662 - Fax: 028 6296 5235

 xdhoangviet@gmail.com

 www.hvconstruction.vn

Follow us
Facebook Twitter Instagram Skype
262326 Online : 5

Designed by Vietwave